Website online

Intro: Website được hoạt động như thế nào?

Published by on 20/06/2016 at 8:57 pm Categorised in: Leave your thoughts

Website là gì? nó sẽ hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về website và cách thức để nó hoạt động trong bài viết đầu tiên của khóa học này.

1. Website là gì?

Đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau về website. Ở mỗi khía cạnh khác nhau, sẽ có những cái nhìn khác nhau. Tuy nhiên, một cách tổng quát chúng ta có thể hiểu như sau:

Website (còn được gọi là Trang web) là một tập hợp các trang thông tin (site/page). Trang thông tin bao gồm: văn bản, hình ảnh, video, flash,… được sắp xếp, hiển thị trên một trang.

Đối với từng mục đích sử dụng, website sẽ được hiểu theo những cách khác nhau:

– Website của doanh nghiệp sẽ là các trang giới thiệu về doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm dịch vụ, thông tin liên hệ,…

– Website TMĐT là các trang thông tin về sản phẩm, người bán hàng, các giao dịch mua bán,….

– Website Cá nhân là các trang thông tin, bài viết, hình ảnh của cá nhân đăng tải lên.

– Website MXH hay Blog là tập hợp trang thông tin của cá nhân, tổ chức cùng hoạt động và chia sẻ thông tin theo quy định của Ban quản trị.

Còn rất nhiều cách hiểu, mục đích sử dụng khác nữa. Tất cả website đều được người dùng truy cập thông qua các trình duyệt trên thiết bị công nghệ. Thiết bị này có thể là máy tính (PC/laptop), máy tính bảng (tablet/ipad), hay các điện thoại thông minh (smartphone). Để vào xem các webstie này, người dùng phải nhập các địa chỉ được gọi là tên miền (domain name).

2. Website hoạt động như thế nào?

Phần trên chúng ta đã biết website là gì và người dùng truy cập vào website đó như tế nào. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn để biết một website sẽ cần những gì để hoạt động.

Website online

Xin nhắc lại rằng: đây chỉ là cái nhìn tổng quan, những kiến thức cơ bản về website mà thôi.

Tên miền (domain name)

Như ở trên đã nói người dùng muốn vào website nào đó cần có một địa chỉ, một cái tên. Tên này giúp cho bạn hay khách khách hàng, người quan tâm vào xem được nội dung của website. Và người ta gọi đó là tên miền, tên miền là vô cùng quan trọng đối với một website.

Nếu không có tên miền bạn có thể vào được website hay không? câu trả lời là có. Vậy tại sao nói nó quan trọng? Nếu không có tên miền, website có thể được truy cập bằng một dãy số gọi là địa chỉ IP. Tuy nhiên, một cái tên sẽ giúp cho người dùng dễ nhớ hơn rất nhiều so với một dãy số. Vì thế mà chúng ta cần có một tên miền (domain name) cho website của mình.

Tên miền có cấu trúc nhiều cấp và ngăn cách nhau bởi dấu chấm (giống như địa chỉ nhà bạn).

Trong đó, cấp cao nhất bao gồm mã các quốc gia và các lĩnh vực dùng chung. Mã các quốc gia được quy định bằng 2 chữ cái, ví dụ như VN (Việt Nam), SG (Singapore),… Các lĩnh vực dùng chung phổ biến là: COM (Thương mại), NET (Mạng lưới), INFO (Thông tin), BIZ (Doanh nghiệp), EDU (Giáo dục đào tạo), ORG (Tổ chức) và GOV (Tổ chức thuộc chính phủ)… Tên miền dùng chung này ở Việt Nam chúng ta gọi nó là tên miền quốc tế.

Đối với tên miền quốc tế. người dùng sẽ đăng ký tên riêng là miền cấp hai. ví dụ: tên miền webphothong.com. Khi đã đăng ký tên miền cấp 2 thì người dùng được phép tạo ra các tên miền con (sub-domain) để sử dụng như clients.webphothong.com.

Đối với tên miền quốc gia Việt Nam: người dùng được đăng ký tên riêng là tên miền cấp hai trừ các ký hiệu của lĩnh vực dùng chung phổ biến; Ví dụ: phamhoang.vn, dantri.vn,…. Người dùng sẽ đăng ký tên riêng là tên miền cấp ba nếu sử dụng các tên miền quốc gia theo lĩnh vực; Ví dụ: dantri.com.vn, hust.edu.vn, molisa.gov.vn,…

Mã nguồn (Source code)

Website cần được lập trình để hiện thị hoặc xử lý thông tin cho người dùng. Việc lập trình sẽ sử dụng các câu lệnh, truy xuất CSDL, xử lý và hiển thị cho người dùng trên trình duyệt. Tập hợp những câu lệnh này được gọi là mã nguồn (source code).

Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình được sử dụng để lập trình website. Phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp là: HTML/CSS, PHP, ASP, ASP.NET. Trong đó HTML/CSS là 2 ngôn ngữ cơ bản tạo nên giao diện của một website, nó có thể tạo ra các trang web tĩnh. Các ngôn ngữ còn lại thường dùng để lập trình kết nối CSDL và xử lý các yêu cầu cao hơn; Cần phải kết hợp với HTML/CSS, và thường đi kèm cả với Javascript để tạo ra giao diện người dùng (frontend).

Từ các ngôn ngữ lập trình cơ bản trên, hình thành các Framework với nhiều thư viên được xây dựng sẵn. Các Frameword giúp người lập trình tiết kiệm nhiều thời gia trong việc xây dựng website. Các PHP Framework phổ biến gồm: CodeIgniter, CakePHP, Yii Framework, Zend Framwork,…

Ngoài việc sử dụng các Framework, người làm website còn có thể sử dụng các mã nguồn mở (Open Source). Các Open Source cho website thường được xây dựng hệ quản trị nội dung khá hoàn chỉnh. Công việc của người làm web lúc này chỉ là phát triển trên cơ sở mã nguồn có sẵn, tạo ra các giao diện người dùng phù hợp với yêu cầu. Những người này được gọi là Nhà phát triển Web (Web Developer). Các Open Source phổ biến: Joomla, WordPress, Magento, Opencart,….

Nơi lưu trữ (hosting)

Thuật ngữ hosting được sử dụng phổ biến hơn. Hosting sẽ là nơi chúng ta lưu trữ toàn bộ mã nguồn, cơ sử dữ liệu và các tệp tin đa phương tiện. Đối với một hệ thống website lớn người ta sẽ sử dụng máy chủ (server) để lưu trữ dữ liệu. Hosting chỉ làm một phần được chia sẻ dùng chung với nhiều người khác trên một máy chủ.

Tương ứng với các ngôn ngữ lập trình, các mã nguồn chúng ta lựa chọn hosting cho phù hợp. Hosting thường được chia làm 2 loại: Linux hosting và Windows hosting.

Để biết cách lựa chọn và thuê hosting, domain mời các bạn theo dõi các bài tiếp theo.

Danh sách bài học

Khóa học WordPress Basic cho người mới mắt đầu là khóa học cơ bản giúp các bạn mới làm quen với WordPress có thể hiểu được cách thức hoạt động và có thể tạo được một website phục vụ việc kinh doanh một cách đơn giản và nhanh chóng bằng những tài nguyên sẵn có.

full course
Tags: , ,

This post was written by Rickie Pham

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *